TÔI ĐI KHÁM BỆNH ..... TRĨ

  Hầu như các bệnh nhân đến bệnh viện Tràng An (Hà Nội) đều có số điện thoại riêng của ông giám đốc bệnh viện và ông trưởng phòng nghiệp vụ y. Đơn giản bởi một tấm bảng in bằng mực đỏ chót được dán ngay dưới phòng bác sĩ trực: “Mọi ý kiến đóng góp với bệnh viện xin liên hệ qua đường dây nóng: Giám đốc bệnh viện (024) 373236…/ 0983.610…; Trưởng phòng nghiệp vụ y: (024) 373236../ 0902.621…”.

Từ câu chuyện của một bệnh nhân

8h sáng ngày 21/11, tôi đến xếp hàng, ngồi lẫn với số bệnh nhân đến khám ở bệnh viện Tràng An. Ngay trước chỗ ngồi là một tấm bảng lớn ghi giá khám chữa bệnh: Tiến sỹ + bác sỹ chuyên khoa II…180.000đ; Giáo sư: 250.000đ; Khám chuyên khoa: 100.000đ; Khám thần kinh: 100.000đ; Bác sỹ phụ sản(khám + soi): 270.000đ; Bác sỹ hậu môn trực tràng: 200.000đ; Bác sỹ khớp: 100.000đ…

Do đầu giờ, nên mọi người đứng xem bảng đông, một lát sau khi mỗi người đã tự nhìn thấy giá tiền khám của mình, dãn bớt, tôi mới nhìn thấy góc bảng được đóng khung to tướng dòng chữ: Ngoài tiền khám chữa bệnh quý khách không phải nộp thêm bất cứ khoản tiền nào khác.

Một thanh niên xem bảng xong quay ra ngồi cạnh tôi, trông vẻ nhăn nhó, tôi gợi chuyện: “Anh khám gì thế?”. Không trả lời, anh chàng quay lại hỏi ngược, giọng đầy lo lắng: “Này, có phải bệnh viện này khám trĩ tốt không. Nghe có người mách, tôi ở quê ra đây. Phải thu xếp công việc mãi mới đi được, đau quá rồi”. Tự nhiên, câu hỏi của anh chàng trở thành gợi ý hay, tôi liền tìm lên tầng 3-nơi khám trĩ. Hai phòng khám: Một của Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Văn Thưởng – trưởng khoa Ngoại, ủy viên Ban chấp hành, phó tổng thư ký trung ương Hội Hậu môn Trực tràng học Việt Nam và một phòng khám đề: Trung tâm Hậu môn Trực tràng học – Giám đốc Nguyễn Mạnh Nhâm, chủ tịch trung ương Hội Hậu môn Trực tràng học Việt Nam, đã có 5-7 bệnh nhân ngồi đợi sẵn ở cửa, bên trong cả hai phòng khám, một bác sĩ già, một bác sĩ trẻ đang giải thích bệnh cho bệnh nhân.

Bác sĩ CKII Nguyễn Văn Thưởng - trưởng khoa Ngoại

Tôi bèn đi sang khu giường bệnh cũng ngay trên tầng 3, cũng lấy cớ mình đi khám bệnh trĩ, than phiền chưa gặp được “thầy hay”, lân la làm quen với một bệnh nhân nằm ở giường trong cùng. Gặp người “đồng cảnh”, người đàn bà gầy gò “trút bầu tâm sự” cho biết tên là Nguyễn Thị Minh, năm nay 45 tuổi, ở Mỹ Hào – Hưng Yên.

Cửa phòng khám PGS.TS Nguyễn Mạnh Nhâm

Chị Minh bị bệnh trĩ đã 15 năm nay, từ ngày sinh 2 cháu. Tuy nhiên trước kia, bệnh vẫn còn chịu đựng được, cứ mỗi khi chị bị nóng đi ngoài ra máu tươi thì lại uống các thứ lá mát dân gian như: lá vông, lá táo, nhọ nồi, rau má, ăn hoa quả tươi thì bệnh lại dịu đi. Đến tháng 1 âm lịch vừa qua, bệnh của chị Minh sinh nặng, đau đớn, thành hậu môn sưng to.

Lúc đó gần nhà chị, có người mách: “tôi cũng bị trĩ, đưa bác sĩ về thắt là khỏi liền”, và chính người này đưa bác sĩ đến nhà chị Minh. Chẳng biết thắt kiểu gì, 3 ngày sau vết thương…mưng mủ, chị Minh đau không chịu nổi buộc phải đi đại tiện nên vết thương bục ra. Lúc này người đàn bà khốn khổ vội vào bệnh viện Phố Nối (Hưng Yên), các bác sỹ ở đây cho nằm viện một ngày sau đó mổ lại. Chị Minh được cho một đơn thuốc, uống đến gần tuần sau mà hậu môn vẫn tiếp tục sưng và ra mủ.

Tình hình đã quá căng nên rút cuộc chị tìm đến bệnh viện Tràng An mới ngày 18/11. Chị nhăn nhó “Các bác sĩ ở đây nói vết thương của chị đã bị mổ 2 lần liền nên phải nằm uống thuốc trong một tuần, sau đó mới tiến hành mổ, họ khẳng định sẽ khỏi, nhưng chị vẫn lo lắm”.

Đến những câu chuyện nghe lỏm sau cánh cửa

Động viên chị Minh vài câu, tôi trở lại phòng khám của bác sĩ Nguyễn Văn Thưởng, ngồi đợi ở phía ngoài. Lúc này bác sĩ Thưởng vẫn đang khám cho bệnh nhân, do cửa phòng mở nên tôi có thể nghe khá rõ những mẩu đối thoại bên trong:

Mẩu đối thoại thứ nhất:

- Xin mời bệnh nhân Nguyễn Trọng Hào, 76 tuổi vào khám (giọng một cô y tá trẻ tiếp đón bệnh nhân)… Bác ở Ninh Bình à, thế bác bị sao, kể cháu nghe? (tiếng bác sĩ Thưởng)

+ Gần đây tôi bị đau hậu môn, đại tiện ra máu đỏ tươi, thành tia, có búi sa ra ngoài khi đại tiện, phải rửa nước rồi đẩy lên, đau lắm. Mãi về sau mới phát hiện ra là bị trĩ, nhưng uống thuốc mãi không đỡ.

- Vâng, thôi bác cởi áo khoác. Mời bác sang phòng bên, có cô y tá sẽ làm tư thế để cháu khám.

Người bệnh được chăm sóc tận tình, chu đáo.

Sau khi khám cho bệnh nhân Hào, bác sĩ Thưởng kết luận: “Thế này bác ạ, cháu xem kỹ rồi. Bệnh của bác không phải là mới bị mà nó đã bị ít nhất cả chục năm nay rồi nhưng ở dạng nhẹ nên bác không chú ý. Đến giờ nó bùng phát ra đột ngột, khá nặng. Giờ bác uống thuốc không khỏi được đâu, biện pháp duy nhất là mổ.

Chúng cháu có 2 phương pháp mổ, một bằng laze hoặc HCPT, đây là phương pháp cũ giá thành hết tổng chi phí khoảng 10 triệu đồng. Phương pháp thứ 2 là mổ bằng Lông- gô. Phương pháp này có ưu điểm không để lại sẹo như phương pháp đầu do được mổ nội soi, tuy nhiên do là phương pháp hàng đầu thế giới hiện nay nên giá thành cũng khá cao, là 15 đến 20 triệu đồng tùy thuộc bác dùng máy của Trung Quốc, hoặc của Anh, của Mỹ. Bác cứ về suy nghĩ, sau đó quyết định thì gọi điện cho cháu, không cần phải đến bệnh viện lần nữa, cháu sẽ tự xếp lịch mổ và lúc đó mời bác đến”.

Mẩu đối thoại thứ 2:

- Xin mời bệnh nhân tiếp theo, Phạm Thị Trang, 24 tuổi vào… Em ngồi xuống đi.

(Lúc này, lượt bệnh nhân tiếp theo đến tôi, nên tôi được vào trong, có thể ngồi quan sát- P.v). Cô gái ngồi trước mặt bác sĩ Thưởng trông có vẻ run, ngượng nghịu với căn bệnh mình mắc phải, cứ cúi gằm mặt xuống.

Bác sĩ Thưởng lái đề tài:

- Sao vậy em? Đi khám bệnh này ngượng lắm hả? Tâm lý chung mà, bệnh ở hậu môn là tế nhị lắm, kể cả làm cùng cơ quan với nhau nhưng chẳng dám tâm sự, nhưng nếu có một người thổ lộ bị trĩ là rồi lại rất nhiều người cũng thổ lộ ra bị trĩ cho xem. Ở đây bọn anh gặp các kiểu tình huống rồi. Thế em đã có gia đình chưa?

+ “Dạ,… chưa ạ”! Cô gái lí nhí

- Ừ, anh cũng đoán thế. Thế nên những người bị trĩ nếu không điều trị sớm, sau này chồng con, chửa đẻ thì trĩ lại càng nặng hơn, khổ lắm. Thế sáng nay, em đi gì đến đây?

+ “Bằng xe máy ạ". Cô gái đã mạnh bạo hơn. "Thưa anh, em bị táo bón, mỗi lần đi ngoài đều bị ra máu, rồi gần đây mới phát hiện ra bị trĩ, càng lúc càng sa…”.
Sau khi khám cho bệnh nhân, bác sĩ Thưởng kết luận, cô gái tạm thời chỉ cần uống thuốc điều trị, chưa cần đụng đến dao kéo.

Bác sĩ Thưởng hướng dẫn cho cô gái chi tiết việc cần phải thay đổi chế độ ăn và tập thói quen vệ sinh, sinh hoạt hàng ngày. Chợt có tiếng gõ cửa, một bác sĩ già cùng một người bệnh đi vào, tôi biết đó là PGS.TS Nguyễn Mạnh Nhâm – Chủ tịch Hội Hậu môn Trực tràng học Việt Nam. Bác sĩ Nhâm đưa giấy tờ của bệnh nhân cho bác sĩ Thưởng rồi nói: Bác này bị trĩ độ 4, có chỉ định phẫu thuật Longo, anh chuẩn bị hồ sơ bệnh án đầy đủ cho tôi, sáng thứ năm sắp xếp mổ sớm, anh vào mổ cùng với tôi. Bác sĩ Nhâm giới thiệu bệnh nhân với bác sĩ Thưởng. Bác sĩ Thưởng dạ vâng rồi hướng dẫn bệnh nhân đi làm thủ tục phẫu thuật.

Và chuyện về 2 thế hệ bác sĩ

Đến lượt khám, tôi buộc phải lộ rõ “thân phận”. Bác sĩ Thưởng vui vẻ cho biết anh sinh năm 1977, sau khi tốt nghiệp trường Đại học y khoa Hà Nội năm 2002 đã về công tác tại bệnh viện đa khoa Sơn Tây, anh tiếp tục đi học chuyên sâu lên bác sĩ chuyên khoa cấp 1. Vốn say mê với chuyên ngành Hậu môn Trực tràng, anh may mắn gặp được PGS.TS Nguyễn Mạnh Nhâm và từ năm 2007 anh quyết định chuyển về công tác tại bệnh viện Tràng An từ đó đến nay, anh cũng đã hoàn thành xuất sắc khóa học bác sĩ chuyên khoa 2 tại Bệnh viện Việt Đức – Trường Đại học Y khoa Hà Nội chuyên ngành Ngoại khoa và chuyên sâu về tiêu hóa – hậu môn trực tràng.

PGS.TS Nguyễn Mạnh Nhâm

Tôi đem chuyện nghe lỏm ra thắc mắc tại sao anh hỏi chuyện bệnh nhân lại ngọt như mía lùi vậy - khác hẳn với thái độ hách dịch mà nhiều bác sĩ bệnh viện công thể hiện, bác sĩ Thưởng cười: “Quen rồi, quy định ở đây phải thế, hơn nữa với đặc thù nghề nghiệp, người bác sĩ cần phải hiểu người, phải biết tâm tư nguyện vọng của họ thì việc điều trị mới thuận lợi và hiệu quả”.

Hỏi về trường hợp bệnh nhân Minh, anh cho biết: “Nếu mà ngay từ đầu chị Minh vào đây, tôi mổ chỉ tốn khoảng 20 phút, đảm bảo kết quả tốt 100%. Nhưng do đã mổ liền 2 lần nên buộc phải điều trị vết thương trước khi mổ lại. Các bệnh nhân khác thường được bố trí mổ ngay và ra viện chỉ sau 2-3 ngày”. Hiện nay bác sĩ Thưởng khám chừng trên 10 bệnh nhân/ngày và là một trong những bác sĩ lành nghề nhất về bệnh trĩ của Việt Nam.

Bác sĩ thứ hai mà tôi tiếp xúc tại bệnh viện Tràng An là phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm. Năm nay ông đã 80 tuổi, nguyên là bác sĩ lâu năm của bệnh viện Việt Đức, đồng thời là giảng viên của trường Đại học Y Hà Nội. Sau khi nghỉ hưu năm 1998, ông về làm tại bệnh viện Tràng An cũng từ những ngày đầu.

Nhận xét về đồng nghiệp - bác sĩ Nguyễn Văn Thưởng, ông đánh giá cao: “Thưởng tuy còn trẻ nhưng đã trưởng thành rất nhanh trong chuyên môn của mình, anh này cũng chịu khó học hành, tìm tòi…bản thân tôi cũng muốn truyền thụ hết chuyên môn của mình cho bác sĩ Thưởng, hoàn toàn yên tâm khi để bác sĩ Thưởng đứng mổ độc lập cho bệnh nhân…”.

Tuy ông nói rất vắn tắt về mình nhưng tôi biết rằng “ông già 72 tuổi” này cũng chịu học hỏi không kém gì bác sĩ Thưởng. Trước kia, ông vốn chuyên về gan, mật và tiêu hoá nhưng chuyên sâu tìm tòi về các bệnh lý Hậu môn Trực tràng, từ ngày về Tràng An ông vẫn không ngừng nghiên cứu, hướng dẫn và đào tạo cho hàng loạt các thế hệ bác sĩ trong lĩnh vực này, 16 năm qua (2001 – 2017) ông vẫn đã và đang giữ cương vị Chủ tịch Hội Hậu môn Trực tràng học Việt Nam và là chuyên gia đầu ngành trong bệnh lý Hậu môn Trực tràng.

Hàng ngày sức làm việc của “ông già” cũng thật đáng nể: trên dưới 10 bệnh nhân. Còn một chuyện nữa, đó là thái độ phục vụ của ông đối với người bệnh cũng đã thay đổi rất nhiều từ môi trường bệnh viện công đến bệnh viện tư- điều này chính ông thừa nhận.

Xin mượn lời một bệnh nhân mà tôi đã tiếp xúc tại bệnh viện Tràng An để kết bài: “Bệnh viện này giá cả có cao hơn các bệnh viện công, nhưng mà đỡ khổ mọi chuyện, đi khám cũng thấy nhẹ nhàng”.

Bác sĩ Nguyễn Văn Thưởng: “Thực ra các bệnh viện công giờ cũng đều có khoa dịch vụ, giá cả cao hơn hẳn khoa thường và thái độ phục vụ cũng khác, cũng hệt như bệnh viện tư nhân. Tôi nghĩ để phát triển nên tư nhân hoá và cổ phần hoá hết các bệnh viện, chỉ giữ lại một số bệnh viện lớn có bao gồm đào tạo như Việt Đức, Bạch Mai, Chợ Rẫy…".

  • Nguyễn Thị Bích Loan

Trong khi chuyện phong bì, lót tay phổ biến ở các bệnh viện thì có những nơi bạn phải trả phí dịch vụ cao hơn nhưng được hưởng chất lượng dịch vụ đúng số tiền bạn chi. Bạn nghĩ sao về mô hình bệnh viên tư nhân này?

Hỗ Trợ Trực Tuyến

BsCkII. Nguyễn Văn Thưởng

yahoo skype

Điện thoại:0383949569

Hãy điện thoại hoặc nhắn tin cho chúng tôi để được tư vấn về bệnh. Bất cứ khi nào bạn cần, hỗ trợ 24/7, 7 ngày trong tuần

Liên Kết Trang

Facebook chat